Menu
- Trang chủ
- Thư Ngỏ
- Tin tức
- Làng Hành Thiện
- Chùa Keo Hành Thiện
- Xóm dòng họ
- Lễ hội chùa Keo Hành Thiện
- Danh nhân, lịch sử
- Văn hóa - Phong tục
- Tùy Bút bạn đọc
- Thơ văn sáng tác
Mục bạn đọc
Liên kết
Trang chủ / Chi tiết bài viết
Người Hành Thiện làm nhiều nghề thủ công. Nghề truyền thống ở làng Hành Thiện là nghề dệt vải sợi và nghề ươm tơ, dệt lụa, nghề đan lát mây tre, nghề chế biến nông sản,…
Thời xưa, đã số phụ nữ ở Hành Thiện, kể cả con cái nhà giàu, nhà quan đều thạo việc canh cửi. Tiếng thoi đưa tanh tách vang vọng khắp xóm làng. Một bài ca dao đã miêu tả rất sinh động công việc dệt vải tại một gia đình ở làng Hành Thiện
Quê mình là đất cửi canh
Con suốt, mẹ dệt mới nhanh đồng tiền
Tối tối đèn lửa thắp lên
Vợ chồng con cái tay liền xa quay
Dệt cho trăng lặn về tây
Khung cửi dệt vải sợi ở nhà lưu niệm cố tổng bí thư Trường Chinh
Những khung cửi dệt cũ đưa thoi tay, dệt vải khổ hẹp (khổ 40 cm) và khi mắc sợi phải đóng cọc giăng trên đường đi. Cụ Cả Truyền (Phạm Ngọc Truyền) sáng chế ra khung cửi máy và máy mắc cửi thay thế, làm cho công việc kéo sợi dệt vải nhẹ nhàng và cho năng suất cao.
Người Hành Thiện làm thủ công không chỉ làm hàng tốt, hàng đẹp và còn có hàng kỹ xảo, làm được nhiều hàng độc đáo. Cụ Cả Hội (Nguyễn Xuân Hội) sản xuất các kiểu bàn ghế bằng mây song rất được ưa chuộng ở trong nước và xuất cảng sang Pháp.
Ngày nay các nghề thủ công ở làng Hành Thiện tiếp tục phát triển. Từ năm 1960 đến đầu năm 1990, nhờ làm hàng gia công cho đối tác quốc doanh, hàng dệt vải, hàng cắt may, nhuộm vải,… đã phát triển mạng mẽ. Từ những năm 1990, thị trường Liên Xô và Đông Âu không còn, hợp đồng gia công cho quốc doanh cũng chấm dứt, các nghề thủ công này phải chuyển sang thị trường nội địa như dệt vải màn khổ rộng 0,7 m, và khăn mặt, khăn tắm, nghề cắt may sản phẩm hàng dệt may sẵn và mở cửa hàng may đo hàng cao cấp cho thanh niên…
Ngoài nghề dệt thủ công truyền thống thì từ sau năm 1954, còn phát triển thêm nghề cơ khí, nghề mộc, nghề làm gạch, nung vôi, sản xuất thảm cói và chiếu cói, làm đồ thủ công mỹ nghệ (hàng thêu, hàng ren, hàng dệt thảm len, v.v…), sản xuất giấy và seo kẻ giấy thếp… Nghề chế biến nông sản rất đa dạng, làm bột sắn dây, nấu rượu, mật múa, ép dầu lặc, làm bánh kẹo, bún miến, bánh phở, làm tương, mắm tôm, mắm tép mắm rươi, v.v…
Nguồn: Sách "Hành Thiện - Làng văn hoá " GS Đặng Đức An
Người gửi: hanhthien.net
Tin Bài khác
- Làng Hành Thiện – một thị tứ kiểu hiện đại (Thứ tư | 19/12/2012 )
- Vài giả thuyết về gốc gác cư dân Làng Hành Thiện ( NGUT. TS. Đặng Đức Thi) (Thứ hai | 24/09/2012 )
- Ngôi làng "hình cá chép" độc nhất (Thứ bẩy | 05/05/2012 )
- Hành Thiện, đất học Nam Định (Thứ bẩy | 04/02/2012 )
- Phong thổ làng Hành Thiện qua Gia phả họ Đặng Ngọc | Đặng Văn (Thứ bẩy | 16/07/2011 )
- Đám rước 2 ông Nghè của làng Hành Thiện (Thứ tư | 12/12/2012 )
- Làng Hành Thiện qua Wikipedia (Thứ bẩy | 25/06/2011 )
- Các vị đường quan nho học ở Làng Hành Thiện (Thứ bẩy | 16/07/2011 )
- Dach sách các Tiến Sĩ từ 1945 - 2010 (Thứ bẩy | 16/07/2011 )
- Miếu Làng - Miếu Tam Giáp (Thứ bẩy | 16/07/2011 )